Tìm kiếm Blog này

Tìm kiếm Blog này

Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

MỘT SỐ Lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng xe Vespa Piaggio CẦN BIẾT

Trong quá trình bán hàng, tiếp xúc với khách hàng từ trước đến nay có nhiều khách hàng đã hỏi : ” Lỡ chị mua xe này rồi có mau hư không em ?”. Mỗi dòng xe có mỗi điểm tương đồng và đặc trưng khác nhau, sản phẩm nào thường xuyên đi bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ thường xuyên, sẽ hoạt động ổn định và tuổi thọ kéo dài hơn, như thế từ xưa đã có một câu nói để lại” Của bền tại nhân ” . Chúng ta nên biết những lưu ý riêng về sử dụng,bảo dưỡng dòng xe Piaggio Vespa này để trong quá trình vận hành sử dụng xe được tốt hơn .HOTLINE:093 448 4599

1/ Hệ thống khóa từ :

Trên mặt đồng hồ công tơ mét cũng như dòng Piaggio Vespa sau này ( Vespa Primavera, Vespa Sprint, Piaggio Liberty ABS )đồng hồ Led có một đèn nhỏ nháy sáng, nếu như không vận hành máy và rút chìa khóa ra khỏi ổ thì đèn nháy sáng báo hiệu hệ thống chống trộm đang hoạt động bình thường. Nếu khách hàng để xe không cắm chìa trong vòng 48 tiếng đèn sẽ tự động tắt để bảo vệ bình ắc quy được tốt .
khoa-tu-vespa

 2/ Quá trình vận hành xe Vespa Piaggio:093 448 4599

Trước khi khởi động xe và Bảo đảm chân chống nghiêng đã gạt lên khi ta khởi động máy.  các bạn phải bóp 1 trong 2 thắng tay, nhấn nút đề để khởi động máy. lưu ý sử dụng : đối với sử dụng xe Vespa dòng 3vie các bạn không cần phải vít tay ga khi bấm nút đề, nếu làm đồng thời như vậy thì xe sẽ không nổ máy được .
van-hanh-vespa

3/ Theo dõi xăng, nhớt qua đèn báo hiển thị :

Đối với đèn báo nhớt: Khi mở khoá điện, trên mặt đồng hồ có đèn đỏ sáng lên đây chính là đèn báo nhớt. Khi khởi động xe nếu đèn báo nhớt này tắt là báo xe đủ nhớt, nếu đèn báo nhớt này vẫn sáng, không tắt là báo thiếu nhớt. Lúc này, ta nên đem xe đến trung tâm Piaggio để kỹ thuật viên kiểm tra lại.
Đèn báo xăng: Loại đèn này có hình bình xăng, khi vận hành trên đường nếu đèn này nhấp nháy thì đã báo hiệu xăng trong bình còn khoảng gần được 2 lít. Khi đèn báo sáng hẳn thì đã sắp hết xăng và cần di chuyển đến địa điểm gần nhất đổ xăng. Loại xăng nên dùng tối thiều Ron 92, tốt nhất dùng loại Ron 95.
den-bao-vespa

3/Bánh xe, Chống xe.HOTLINE:093 448 4599

Dòng Xe Vespa có bánh trước lớn hơn (11inch) bánh sau (10inch), dùng loại vỏ không ruột, áp suất khí bánh trước bơm khoảng 2k; bánh sau 2,2k là vừa. Nếu bơm quá cứng khi chạy sẽ nảy, sóc, tưng, không êm, giảm độ bám của bánh xe lên mặt đường dễ mất kiểm soát. Ngược lại, nếu để bánh quá mềm xe chạy sẽ nặng, lì, nóng máy, hao xăng, tay lái bị đảo dễ té.
Chống xe là loại chống điện, khi gạt chống sẽ tắt máy cần lưu ý kỹ để sử dụng xe Vespa Piaggio vì đa số nhiều khách hàng nữ quên điều này
bao-duong-vespa

4/ Cốp xe trước và khóa yên:HOTLINE:093 448 4599

Lưu ý cho các bạn khi sử dụng Vespa Piaggio. Đối với cốp trước các bạn chỉ cần ấn nhẹ vào ổ khóa nắp hộc sẽ tự động mở ra, khi khóa cổ xe thì đồng thời sẽ khóa luôn cốp phía trước. Cốp xe của dòng Vespa tương đối nóng vì khung sườn bằng thép đúc nguyên khối vs bộ phận máy nằm ngay dưới cốp nên hạn chế không để thiết bị điện tử, mỹ phẩm dưới cốp xe .
khoa-tu-vespa

Những điều cần biết khi bảo dưỡng xe Piaggio Vespa :093 448 4599

1.Từ 500 đến 1000 km đầu tiên ( Bảo dưỡng Vespa Piaggio lần đầu ):
1.1 Thay dầu máy.
1.2 Thay dầu hộp số.
1.3 Kiểm tra bu gi.
1.4 Kiểm tra chế hoà khí và điều chỉnh tốc độ không tải.
1.5 Kiểm tra hoạt động của tay ga.
1.6 Kiểm tra độ ồn của động cơ (Khe hở xu páp, tăng cam…) và bộ truyền động.
1.7 Kiểm tra các đường ống nước, mực nước làm mát ( với xe làm mát bằng nước).
1.8 Kiểm tra độ rơ tay phanh, mực dầu phanh và độ mòn má phanh.
1.9 Kiểm tra hệ thống điện, đèn các loại, thêm nước bình ắc-quy.
1.10 Kiểm tra tình trạng bề mặt và áp suất lốp.
1.11 Kiểm tra hoạt động của giảm xóc (Rò dầu, tiếng kêu, tình trạng lò so).
1.12 Kiểm tra độ rơ trục tay lái.
1.13 Kiểm tra xiết chặt các bu lông, ốc vít.
1.14 Chạy thử xe.
2.Sau 3000 km:
2.1 Thay dầu máy.
2.2 Thay dầu hộp số.
2.3 Kiểm tra làm sạch lọc gió.
2.4 Kiểm tra các đường ống nước, mực nước làm mát ( với xe làm mát bằng nước).
2.5 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống truyền động ( côn trước, sau, dây cu roa tải)
2.6 Kiểm tra độ rơ tay phanh, mực nước dầu phanh và độ mòn má phanh.
2.7 Kiểm tra hệ thống điện, đèn các loại, thêm nước bình ắc-quy.
2.8 Kiểm tra tình trạng bề mặt và áp suất lốp.
2.9 Kiểm tra bộ chống rung.
2.10 Chạy thử xe.
3.Sau 6000 km:
3.1 Thay dầu máy.
3.2 Thay dầu hộp số.
3.3 Thay lọc dầu.
3.4 Kiểm tra làm sạch bu gi.
3.5 Kiểm tra làm sạch lọc gió, chế hoà khí và điều chỉnh tốc độ không tải.
3.6 Kiểm tra độ ồn của động cơ (Khe hở xu páp, tăng cam..).
3.7 Kiểm tra các đường ống nước, mực nước làm mát ( với xe làm mát bằng nước).
3.8 Kiểm tra và làm sạch hệ thống truyền động ( côn trước, sau, dây cu roa tải).
3.9 Kiểm tra độ rơ tay phanh, mực nước dầu phanh và độ mòn má phanh.
3.10 Kiểm tra hệ thống điện, đèn các loại, thêm nước bình ắc-quy.
3.11 Kiểm tra tình trạng bề mặt và áp suất lốp.
3.12 Kiểm tra và bôi trơn dây công tơ mét, dây phanh, tay ga (Nếu cần).
3.13 Kiểm tra xiết chặt các bu lông, ốc vít.
3.14 Chạy thử xe.
4. Sau 9000 km:
4.1 Thay dầu máy.
4.2 Thay dầu hộp số.
4.3 Kiểm tra làm sạch bu gi (Thay thế nếu cần).
4.4 Kiểm tra làm sạch lọc gió.
4.5 Kiểm tra các đường ống nước, mực nước làm mát ( với xe làm mát bằng nước).
4.6 Kiểm tra hệ thống truyền động ( côn trước, sau, dây cu roa tải).
4.7 Kiểm tra độ rơ tay phanh, mực nước dầu phanh và độ mòn má phanh.
4.8 Kiểm tra hệ thống điện, đèn các loại, thêm nước bình ắc-quy.
4.9 Kiểm tra tình trạng bề mặt và áp suất lốp.
4.10 Chạy thử xe.
5. Sau 12000 km:
5.1 Thay dầu máy.
5.2 Thay dầu hộp số.
5.3 Thay lọc dầu.
5.4 Thay dây cu roa tải.
5.5 Thay bu gi.
5.6 Thay dầu phanh.
5.7 Thay nước làm mát ( Với xe làm mát bằng nước).
5.8 Kiểm tra làm sạch lọc gió, chế hoà khí và điều chỉnh tốc độ không tải.
5.9 Kiểm tra độ ồn của động cơ, điều chỉnh khe hở xu páp.
5.10 Kiểm tra, xiết chặt các đường ống nước làm mát (Với xe làm mát bằng nước).
5.11 Kiểm tra và làm sạch hệ thống truyền động ( côn trước, sau, thay bi côn nếu cần).
5.12 Kiểm tra độ rơ tay phanh, độ mòn má phanh.
5.13 Kiểm tra hệ thống điện, đèn các loại, thêm nước bình ắc-quy.
5.14 Kiểm tra và điều chỉnh đèn pha.
5.15 Kiểm tra tình trạng bề mặt và áp suất lốp.
5.16 Kiểm tra và bôi trơn dây công tơ mét, dây phanh, tay ga.
5.17 Kiểm tra xiết chặt các bu lông, ốc vít.
5.18 Kiểm tra hoạt động của giảm xóc ( Rò dầu, tiếng kêu, lò xo).
5.19 Kiểm tra bảo dưỡng trục tay lái.
5.20 Kiểm tra, bảo dưỡng bộ chống rung.
5.21 Chạy thử xe.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét